ENSEIGNEMENT  PRATIQUE  QI GONG 
TU HỌC  TU TẬP  KHÍ CÔNG 

Thơ : CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH GIÁC



Muốn thành tựu chánh niệm ta phải ứng dụng kỹ thuật tỉnh thức; muốn thành tựu tỉnh giác, ta phải áp dụng biết không lời.


TỈNH THỨC CANH CHỪNG


Trong bước một, ta tỉnh thức canh chừng niệm khởi,
Bằng Tánh Giác, ta giữ niệm biết không lời,
Ngồi nhìn niệm cứ tuần tự gởi khắp nơi,
Do phản ứng tế bào não, khi ý căn ngơi nghỉ.

Ta biết hết, nhưng không bao giờ chú ý,
Chỉ lặng nhìn khi vọng niệm "bước đi"
Trong sáu căn: thân, ý, mắt, tai, mũi, lưỡi;
Hoặc mĩm cười khi chúng riêng rẽ khởi ra:
Niệm nói thầm hay tê, đau, nhức, ngứa ngoài da.

Ta vẫn biết nhưng không nhân, không ngã,
Không biện phân, không phải, trái, chánh, tà
Không tư duy, không lý luận gần xa,
Không biểu lộ những sâu xa tâm thức.

Đấy là cách ta ngồi canh chực,
Sáu mô thức tri giác riêng rẽ khởi lên,
Trên bề mặt định khu tánh giác.


HÒA NHẬP TỈNH THỨC BIẾT


Trong bước hai, ta thực hành pháp mới,
Thầm nhận mình có tỉnh thức biết khắp nơi.
Trong đứng, đi, ngồi, nghỉ ta không lời,
Tập cho vững để khắp nơi thức tâm không đối tượng.

Có tướng đi mà không có niệm người đi trong đó,
Có thân ngồi mà chẳng có niệm người ngồi co xếp hai chân,
Có thân động mà trong bốn oai nghi không người khởi động.
Có sự tu mà không có người khởi ý tu.

Ta tọa thiền lưng thẳng đứng, không ngôn, không cú.
Đấy chính là cách tu hòa nhập với VÔ SANH.
Dù gian khổ, ta cố gắng thực hành cho được,
Lấy bước hai là thước đo thầm nhận tỉnh thức biết không lời.

Đường chuyển hóa Tâm Không ta sẽ tới.


Thích Thông Triệt


Nguồn : Bài đọc thêm số 3
Cách Thực Hành Chủ Đề ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC, 2016


Auteur : Thông Triệt
Publié le : 06-06-2023 - 15:27