Chân lý qui uớc - Chân lý tối hậu
A. CHÂN LÝ QUI ƯỚC
Tục Đế thế gian
I. ĐỊNH NGHĨA
- CHÂN LÝ : sự thật, được cho là đúng, được mọi người chấp nhận
- QUI ƯỚC : do con người đặt ra và được mọi người tuân theo
- CHÂN LÝ QUI ƯỚC : Tất cả những điều được người ta đặt ra và cùng nhau chấp nhận
- Cái gì có tên nằm trong chân lý qui ước
II. MỤC ĐICH
- Liên lạc truyền thông, xây dựng xã hội, an ninh, trật tự trong một đoàn thể, một quốc gia
- Giá trị tương đối qua thời gian và không gian: thời xưa dùng cử chỉ, rồi lời nói, chữ viết, chữ in, thư điện tử ...
- Tiếng nói, chữ viết, phong tục khác nhau từ nước này qua nước khác
- Ngôn ngữ sống càng ngày càng phong phú
- Đặt nền tảng trên khái niệm có lời hay biết có lời: xử dụng vùng tiền trán (ý thức, ý căn và trí năng)
III. TÁC DỤNG
-
Mặt tốt :
- Để truyền thông giữa các cá nhân, tập thể, cộng đồng, quốc gia
- Cần thiết cho sự tiến hoá của nhân loại, tạo nên nền văn minh, văn hoá hiện đại
- Thí dụ :
- Phát minh máy tính (computer) được sử dụng toàn cầu …
- Duy trì trật tự xã hội: luật giao thông, luật dân sự, luật hình sự, ...
-
Mặt xấu :
- Cái ngã của con người bao gồm lậu hoặc, tham, sân si, ích kỷ... gây ra sự :
- Lạm dụng những phương tiện truyền thông để hại nhau
- Tranh chấp, đố kị vì CLQU đặt nền tảng trên khái niệm của từng địa phương, từng quốc gia
- Thù hận, chiến tranh do phong tục, tôn giáo
- Thưa kiện, tạo nghiệp ác, thiện do lòng ích kỷ, khát ái
- Cái ngã của con người bao gồm lậu hoặc, tham, sân si, ích kỷ... gây ra sự :
B. CHÂN LÝ TRONG ĐẠO PHẬT
Tục đế Bát Nhã và Chân đế Bát Nhã
Đức Phật đã thành Đạo trong trạng thái Định bất động, tâm Tathà, trạng thái Atakkavacara, ngoài lý luận, không thể diễn tả bằng lời nên sau đó không muốn đi giảng Đạo. Nhưng được Phạm Thiên thỉnh cầu và Đức Phật nhận ra con người có nhiều căn cơ để tiếp thu các lời giảng :
- những chủ đề siêu vượt như « Chân Như » mà chính Đức Phật đã chứng ngộ trong trạng thái Tâm Như dành cho hàng Thượng Căn
-
những chủ đề dễ hiểu dành cho hàng Trung Căn. Những vị đạo sĩ (nhóm Kiều trần Như) là những người đầu tiên được Đức Phật giảng về « Tứ diệu đế” và « Vô ngã tướng » vì họ không có pháp tu, chỉ tu khổ hạnh và chấp có cái ngã thường hằng. Vì thế trong đạo Phật có « Đối cơ thuyết pháp » Để phân biệt CLQU trong đời thường và CLQU trong Đạo Phật, các vị Tổ đã gọi:
- Tục đế Bát nhã là Chân lý qui ước cho hàng trung căn
- Chân đế Bát nhã là Chân lý tối hậu cho hàng thượng căn
I. TỤC DẾ BÁT NHÃ
Chân lý qui ước trong Đạo Phật
- Gồm những chủ đề :
- Tứ đế: khổ, tập, diệt, đạo
- Kinh Vô ngã tướng: ngũ uẩn, tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngã)
- Do chính Đức Phật chứng ngộ trong tâm Tathà
- Giá trị thường hằng, bất biến qua thời gian và không gian, giá trị khách quan
- Tục đế BN được nhận hiểu bằng trí năng tỉnh ngộ, vẫn còn có lời, nhưng đã bắt đầu có tuệ trí, có lòng từ bi, bớt ngã
- Cô lập lậu hoặc, kiết sử, tuỳ miên, chuyển nghiệp
- Bước đầu để tiến tới Chân đế Bát nhã
II. CHÂN ĐẾ BÁT NHÃ (Chân lý tối hậu)
- Nhận hiểu bằng « Nhận thức không lời » (an trú trong vùng Precuneus)
- Thể nhập những chủ đề trừu tượng : Chân Như, Không, Huyễn
- Những chủ đề siêu vượt được các nhà Đại Thừa xếp vào con đường tu tập Ba la mật Paramita (đến bờ bên kia)
- Kết quả:
- Sạch hết lậu hoặc
- Ba nghiệp trong sạch
- Chấm dứt luân hồi
- Đạt được kinh nghiệm vô hạn
- Có huệ tự phát, sáng kiến mới,trực giác, biện tài vô ngại, từ bi, hỷ, xã
CÁC LOẠI CHÂN LÝ
Chân lý qui uớc thế gian (Tục đế) |
Chân lý qui uớc trong đạo Phật (Tục đế Bát Nhã) |
Chân lý tối hậu (Chân đế Bát Nhã) |
Biết có lời, khái niệm Sử dụng tiền trán (ý căn, ý thức, trí năng) Con người đặt ra (chủ quan) Có giá trị tương đối, thay đổi theo thời gian và không gian Truyền thông, hình thành nên nền văn minh nhân loại về mọi mặt khoa học, kỹ thuật, y tế, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật CLQU khác nhau, tạo ra xung đột, chiến tranh Con người bị trói buộc nên khổ |
Do sự chứng ngộ của Đức Phật Khái niệm, biết có lời tiến đến Không Lời do Trí Năng tỉnh ngộ tiến lên tánh giác Khách quan Có giá trị tuyệt đối, thường hằng qua không gian và thời gian Áp dụng cho hàng trung căn Tứ đế, Vô ngã tướng Chuyển đổi nhận thức Chuyển nghiệp Có Tuệ trí, bớt dính măc, bớt khổ Bước đầu dẫn đến Chân đế Bát Nhã |
Do sự chứng ngộ của Đức Phật Thể nhập bằng tánh Nhận thức KL (ATAKKAVACARA) Chủ đề siêu vượt : Chân Như, Không, Huyễn Có giá trị tuyệt đối, siêu vượt Áp dụng cho hàng thượng căn Tu tập Ba la mật Huệ tự phát, nhận ra những điều siêu vượt Có sáng tạo, trực giác, siêu trực giác Biện tài vô ngại Từ bi, hỷ xả |
KẾT LUẬN
- Chúng ta đang sống trong thế giới mộng của ngôn ngữ
- Nếu dính chặt vào ngôn ngữ thì dính mắc, đưa đến khổ đau
- Vén màn ngôn ngữ thì chân lý ngàn đời sẽ hiển lộ tự nhiên
- Chúng ta có chủ đề KHÔNG... NÓI...
- Áp dụng và thực tập để an trú trong tâm Tathà thì sẽ nhìn thấy Chân Lý tuyệt đối
- Khi tâm hoàn toàn yên lặng sẽ có cái nhìn khách quan, đúng với sự thật, sẽ có nhiều kết quả về sức khoẻ và trí tuệ
Thích Thông Triệt
Ghi lại lời giảng của Thầy Thông Triệt, Minh Y, 2014
Auteur : Thông Triệt
Publié le : 06/03/2025
© 2022-2024 - Méditation SUNYATA Paris - Hội Thiền Tánh Không Paris