ENSEIGNEMENT  PRATIQUE  QI GONG 
TU HỌC  TU TẬP  KHÍ CÔNG 

Từ « Như Thật » đến « Như Vậy »



Mở đầu:

Như các anh chị đã biết « Như Thât » là Vật thế nào biết y như thế đó, là cái « Đang Là » của HTTG. Cái « Đang Là » là gi? Là cái bề ngoài khách quan mà cái bề ngoài khách quan cũng là Chân Như, cái TATHATÀ của HTTG. Cho nên các nhà Phật học Phát Triễn đã nâng Pháp Như Thật lên trên con đường quan trong để tu tập gọi là « Như Thật Đạo », YATHÀBHÙTA – MARGA, vì từ « Như Thật » đi đến « Chân Như » liền.

Pháp « Như Thât » có nhiêu mức đô để tu tâp:

Bước nầy mình còn dùng lời để nói, thấy cái gì nói cái đó. Thưc tập trong 4 oai nghi. Thí dụ: Thấy cái chuông nói tôi thấy cái chuông.

image1

Dùng trí năng tỉnh ngộ, hướng thượng và dẩn dắt Ý căn và Ý thức chấp nhận để tu tập. Trí năng đã tỉnh ngộ, đã khách quan, không còn TKhí/LH/KS/TM, không tạo nghiệp mới. Tâm được chuyễn hoá, không còn Thành Kiến, Định Kiến mà còn dùng lời để nói cho nên thuộc về Thiền Huệ còn gọi là “Tuệ Trí Có Lời”.Tác động vào DGCTK, cho chất ACH.

Bước này không còn nói nửa, vì Không Lời cho nên nó tác động vào các tánh: tánh Thấy, tánh Nghe, tánh Xúc cham, vì KL lâu dài các tín hiệu giử nơi các tánh vào được Định. Tâm đả chuyễn hoá và bây giờ có Định cho nên gọi là Định Huệ Đồng Thời.

image1

Tác dụng trên thân và tâm: thân khoẻ mạnh, tâm hài hoà, bớt dính mắc.

Thực tập Thầm Nhận Biết đều đặn, miên mật, vững chắc. Tâm hoàn toàn không lời, không khái niệm, không tự ngã, hoàn toàn tỉnh lặng, bất động. Lúc bấy giờ các tín hiệu sẽ cất giữ vào tánh Nhận Thức, rồi vào Nhận Thức Biết « Như Thật Như Vậy » hay là « Tâm Như ».

image1

Khi nhìn ra hiện tượng thế gian, mình sẽ thấy cái Như Vậy gọi là Thể Nhâp Chân Như. Phật tánh sẽ bật ra, Trí Tuệ Tâm Linh từ từ phát huy.( Précunéus)

Tóm lại:

Từ « Như Thật đến Như Vậy », ta phải trải qua 2 tiến trình để thực hành: 1. bằng Như Thật, ta sẽ áp dụng Tuệ trí không lời, thấy bằng giác quan. 2. bằng Như Vậy, ta sẽ áp dung NTKL, thấy bằng nhận thức.

Cái « Đang Là » hoàn toàn vửng chắc, không lời, tự động trở thành cái « Như Vây », vật trống rỗng mà thôi. Từ « Như Thật » đến trí huệ của Phật gọi là « Phật Tri Kiến » hay là « Nhất Thiết Chủng Trí ». Cái trí của Đức Phật là cái trí « Nhận Thức Biết Như Thật Như Vậy » của HTTG. « Như Thật » là một pháp rốt ráo, có thể đưa đến cứu cánh: Thoát Khổ, Giác Ngộ và Giải Thoát cho nên con đường gọi là Như Thật Đạo.

Nói thì rất dể nhưng thực hành rất là khó khăn vì chúng sanh bị màng vô minh dầy đặc che phủ không cho ta thấy được chân lý NHƯ THẬT.

Từ Tâm Chánh
Bài thuyết trình ngày 18/11/2012


Auteur : Từ Tâm Chánh
Publié le : 19-05-2022 - 10:33