ENSEIGNEMENT  PRATIQUE  QI GONG 
TU HỌC  TU TẬP  KHÍ CÔNG 

Kỹ thuật « Không Nói » : 5 bước đi vào Định



Lời nói đầu

Định Không Tầm Không Tứ là chủ đề khó khăn bậc nhất trong Thiền Phật Giáo. Vị nào muốn thực hành Thiền Phật Giáo đến nơi rốt ráo đều phải trải qua chặng đường nhiều khê nầy.

Trước hết là phần định nghĩa từ ngữ và phần hướng dẫn cách thực hành để cuối cùng đạt cho được định nghĩa đó.

ĐỊNH là gì ?

Định là cái BIẾT KHÔNG LỜI.

Nếu chúng ta thực hành đạt được cái Biết không lời thì chúng ta đạt được Định. Vấn đề của chúng ta là đã quen nói thầm triền miên. Bây giờ muốn cho trong đầu chúng ta im lặng thì khó khăn vô cùng. Do đó chúng ta phải tự mình lập nên một bản kỷ luật tự giác bằng cách đề ra những nguyên tắc bắt buộc phải nương theo đó để thực hành.

Chúng ta cần miên mật thực hành mới có khả năng bào mòn những lớp tập khí lậu hoặc đã tích lũy nhiều đời trong mạng lưới thần kinh của chúng ta.

Về phương diện thực hành chúng ta áp dụng hai từ KHÔNG NÓI. Đó là cách chúng ta tiến hành triệt tiêu quán tính nói thầm triền miên trong đầu chúng ta. Lúc bấy giờ trong não chúng ta sẽ hiện lên một trạng thái Biết rõ ràng về môi trường chung quanh mà không có lời nói thầm: Đó là cách dụng công tu Định.

CHỈ là gì ?

Samatha (Pali) được người Trung Hoa dịch là CHỈ, có nghĩa sự dừng lại của Tâm. Từ CHỈ là tiếng Hán Việt (sự dừng lại, pause) không đồng nghĩa với từ CHỈ của tiếng Việt (chỉ một, ONLY).

CHỈ là phương tiện thực hành để đi đến sự an tịnh nội tâm. Khi một người có tâm lăng xăng vọng động thì chúng ta áp dụng TU CHỈ . Phương pháp Tu Chỉ phải thường xuyên áp dụng mới được an tịnh nội tâm.

Thầy Thông Triệt
Cẩm nang hướng dẫn Khoá chuyên tu Định, tháng 9 năm 2018

Định nghĩa từ ngữ

  1. Thiền : Thiền là nghệ thuật huấn luyện tế bào não cho nó có một quán tính mới là quán tính yên lặng
  2. Định : Định hay Tâm Thuần Nhất theo đức Phật là tâm chỉ có một dòng niệm biết không lời, không có cái biết hai bên. Định nghĩa bình dân mà chúng ta áp dụng thực hành trong thiền Tánh Không là Biết không lời. Định là một cái khung. Người thiền sinh có thể lồng vào trong cái khung này những nội dung khác nhau như Không Tầm Không Tứ Định, Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định và áp dụng Pháp tập thích ứng để thành tựu tầng định đó.
  3. Tầm, tứ → không tầm không tứ → định KTKT : Tầm là lời nói thầm trong đầu, Tứ là đối thoại thầm lặng trong đầu. Định KTKT là định không có lời nói thầm, không có đối thoại thầm lặng. Định KTKT là tầng định căn bản và khó khăn nhất trong Thiền Phật Giáo. Phải thành tựu Định KTKT vững chắc mới tiến lên được các tầng định cao hơn như: Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, Không Định, Chân Như Định, Vô Nguyện Định.
  4. Không Nói : là không nói ra lời, không nói thầm trong đầu
  5. Nói ra lời / nói thầm: Nói ra lời : nói ra âm thanh, người khác nghe được, dùng môi lưỡi răng họng để phát ra âm thanh. Nói thầm : nói tròn chữ mà không ra âm thanh, không dùng môi lưỡi răng họng. Thầm không phải là thì thầm, mà là nói trong đầu khác với nói ra miệng, không phát ra âm thanh bên ngoài (not producing sound), nói một cách thầm lặng
  6. An trú : ở yên trong đó, không đi đâu hết, (dwell peacefully)
  7. Niệm biết : awareness = sự nhận biết, hoạt động của tâm, nhận ra đối tượng hay không có đối tượng
  8. Đơn niệm biết : biết có một nội dung
  9. Khởi ý : phát ra ý muốn, have the intention to do something. Tắt ý (đồng nghĩa với buông) = ngưng ý muốn
  10. Niệm biết KN - Trạng thái KN : Niệm biết là từng niệm biết, nhưng vì mình thực hành nhiều lần, những niệm biết nối tiếp nhau, nó thành một dòng biết, cho nên mình an trú được trong đó. Niệm biết KN là sự nhận biết tâm mình không có lời nói thầm trong một khoảnh khắc. Trạng thái không nói là một dòng biết không lời vững chắc liên tục của tâm (Ví dụ: trong thời thiền 5 phút là có 4 phút không lời. Ít nhất có 80% thời gian của buổi tọa thiền mình có kinh nghiệm không lời).
  11. Thầm nhận biết : thầm lặng biết mình đang không lời.
  12. Chạm răng / hở răng : Chạm răng : dùng hai hàm răng chạm khẽ vào nhau, không cần tạo ra âm thanh để tác động tánh xúc chạm. Hở răng: hé mở hai hàm răng
  13. Thư giãn thân / thư giãn tâm : Thư giãn thân là buông lỏng tất cả cơ bắp và các khớp, đặc biệt là cơ bắp mặt, vai và cổ. Thư giãn tâm là trút bỏ mọi lời nói thầm

Thực hành kỹ Thuật KHÔNG NÓI

Bảng tóm tắt các bước thực hành định Không Tầm Không Tứ - Kỹ thuật “Không Nói”:

(*chạm răng nhẹ khi bắt đầu các bước nói thầm và khởi ý. Không chạm răng khi nói ra lời.)

Kết quả : Định Không Tầm Không Tứ.
Khi giác quan tiếp xúc đối tượng, thấy biết, nghe biết, xúc chạm biết, mà trong đầu không có lời nói thầm

KẾT LUẬN


Auteur : Thông Triệt
Publié le : 24-05-2022 - 11:44